Ngày 01 tháng 01 năm 2024, TP. Hồ Chí Minh

Em chào tất cả mọi người, năm mới chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe may mắn, bình an và đạt được những mục tiêu đề ra trong năm mới một cách thành công, hiệu quả nhất ạ.

Em hiện tại là sinh viên năm 2 của trường mình và em có đôi chút góp ý về việc học dồn, liên tục của trường mình. Nếu có sai sót hay ý kiến của em chưa hợp lý thì em xin được xin lỗi trước về cái gọi là bồng bột của tuổi con nít suy xét chưa kĩ ạ.

Đầu tiên thì em xin được cảm ơn nhà trường vì mục đích cao cả là muốn sv tụi em hoàn thành sớm chương trình học để có thể sớm tốt nghiệp sớm hơn (đi làm sớm có thể phụ giúp hay trở thành trụ cột của gia đình, học lên nữa, đi NVQS... ). Như câu nói trong cuốn sách 10 bí quyết thành công của người Do Thái: "Thời gian là sinh mệnh", em rất rất cảm ơn vì mục đích cuối cùng mà nhà trường hướng tới ạ.

Về vấn đề này thì em nghĩ, có 3 nhóm người chính có ảnh hưởng và quyền lợi nhất ở đây là: sinh viên, phụ huynh và cuối cùng là giảng viên. Tại sao em đề sinh viên và phụ huynh lên đầu vì đây là 2 nhóm người sử dụng dịch vụ và chi trả cho dịch vụ của họ, còn giảng viên sẽ là người được thuê cho dịch vụ đó. Có thể cách dùng từ hay cách nghĩ em chưa đúng do sự thiếu suy nghĩ của em thì em xin lỗi ạ.

+ Đầu tiên, dưới góc độ của sv: Em thấy được các dịch vụ của nhà trường mình rất tốt, máy lạnh, máy lọc nước, hay các cô dọn vệ sinh, các chú bảo vệ các giảng viên... Mọi thứ đều rất tuyệt vời. Đó là điều em thấy. Nhưng một điều là học dồn và liên tục thì đương nhiên phải kèm theo khối lượng công việc phải làm cũng tỉ lệ thuận: bài tập, nội dung, thuyết trình, test... (chưa kể những lúc ôn thi thi cử).

Em được học trong môn Triết rằng vật chất quyết định ý thức. Đó chính là kinh tế (tài chính của sinh viên). Nhà em là một gđ thuần nông từ quê vào đây để học với sự mong muốn của cha mẹ và gđ là sau này con mình sẽ không phải chịu khổ, và em nghĩ phần lớn gd của hầu hết sv đều không mấy khá giả, vừa đủ ăn. Nó được thể hiện qua GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101, 9 triệu đồng / người và nhà em còn thấp hơn chỉ số trung bình đó nữa, nên em lựa chọn việc vừa học vừa làm để có thể bớt đi một phần gánh nặng kinh tế cho gd nhưng cũng chằng được bao nhiêu.

Mà giờ đây việc học trở nên liên tục và việc đóng học phí cũng vậy. Chưa kể có những môn rớt (ko trách ai vì việc rớt là do mình). Em thấy ngay cả các lứa tuổi từ mầm non tới cấp 3 còn được nghỉ hè nữa cơ. Ngựa MUỐN ĐI ĐƯỢC ĐƯỜNG DÀI THÌ PHẢI DỪNG CHÂN VÀ TẠM NGHỈ. Đó là theo góc độ của em, có thể nó chưa chính xác hay phù hợp nhất có thể.

Và em còn được cô D chia sẻ là khi trong tay có bằng loại Giỏi (thủ khoa) sau khi tốt nghiệp còn thất nghiệp hơn một năm, nộp hai mấy cái hồ sơ thì huống hồ gì như em ở mức bình thường tthì bao giờ mới thu hồi vốn, lo được cho gđ???

+ Thứ 2 là góc độ của phụ huynh: Cha mẹ em thuần nông học ít nhưng vẫn luôn cố gắng dành dụm những thứ tinh túy nhất đầu tư cho con cái. Thực sự thì cha mẹ em cũng đã có tuổi rồi, già đi mỗi ngày và sức khỏe không còn được như trước. Không thể lo học phí cho con cái ở cái mức của trường mình, phụ thuộc vào anh chị và a chị cũng chẳng khá giả gì.

cũng là người làm công ăn lương (3 cọc 3 đồng) nhưng vì em vì út cùng bỏ tiền dành dụm từ trước lo cho em ăn học. Thật sự em cảm thấy biết ơn và may mắn hơn ai hết khi luôn có sự kề cạnh của cha mẹ, a chị chưa bao giờ bỏ rơi em dù có như thế nào (tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, làm ăn không được nhiêu, lạm phát...). Trường của mình thì mỗi năm tăng thêm 100 ngàn đồng mỗi tín chỉ nữa. Liệu tất cả có xứng đáng với những thứ mà cha mẹ anh chị đầu tư cho mình???

+ Thứ 3 là góc độ của giảng viên: Chúng em học liên tục thì đương nhiên cô thầy cũng phải dạy liên tục rồi, và em còn được biết là các cô thầy còn phải đi coi thi đủ số giờ mà nhà trường quy định.

Em mặc dù còn nhỏ nhưng mục tiêu cuối cùng luôn hướng tới đó là gia đình. Thử hỏi nếu khối lượng công việc thế thì thời gian đâu ở bên cạnh gđ mặc dù làm thì được trả lương và bên cạnh đó còn có những tiết mà sv chưa được ngoan cho lắm, có thể làm cho giảng viên bị stress cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe. Một khối lượng công việc thật khủng khiếp nhưng không hề nản lòng hay chùn bước, em cảm ơn thầy cô luôn kiên cường mạnh mẽ để có thể giúp đỡ sinh viên tụi em được hỏi hỏi cũng như mở mang kiến thức của mình rộng ra.

KHÂM PHỤC SỨC CHỊU ĐỰNG CỦA THẦY CÔ - NHỮNG NGƯỜI LÁI ĐÒ ĐƯA CHÚNG EM QUA BỜ BẾN (làm em liên tưởng tới hình ảnh cây tre Việt nam là biểu tượng cho sự kiên cường, dẻo dai và bất khuất)

Em xin được nói một chút về vấn đề nghỉ Tết: Em là một người ở quê, quê em rất xa và cũng còn nhiều bạn quê còn xa hơn em (đi ô tô và tàu hết 29h, đi máy bay hết 2h, có lúc em phải lựa chọn chuyến tàu chậm và phải ở trên tàu 38 tiếng) và trường mình lịch nghỉ Tết được 2 tuần thì tính cả thời gian đi về vào lại thì đã ngốn hết rất nhiều thời gian rồi, kèm theo chi phí đi lại dịp Tết đắt đỏ nữa.

Đó cũng là một điều bất cập thì em nghĩ nhà trường suy xét thêm về vấn đề này, có thể chuyển qua phương án học online hoặc kéo giãn lịch nghĩ bởi em thấy Tết xong thì tinh thần bị bánh chưng đè rất là nhiều ạ.

Qua tất cả những điều nói trên thì em mong trường mình luôn đạt được nhiều những bước tiến mới cũng như sự thành công của trường mình bấy lâu nay, có cái nhìn tổng quát để có thể đánh giá lựa chọn xem phương án nào là tối ưu nhất, hiệu quả nhất, tốt nhất cho sinh viên cũng như phía nhà trường.

Cảm ơn sự lãnh đạo tài tình của những người quản trị cấp cao của nhà trường đã chèo lái trường phát triển, cũng như giúp trường mình có được vị thế như ngày hôm nay. Đó là quan điểm của em - một chàng sv năm hai nên chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót. Nên mọi người đọc thì nên phân biệt đâu là ý kiến, đâu là thực tế để có được những cái chuẩn chỉ nhất hiện nay ạ.

Chúc tất cả mọi người thật thành công, và ngày nào cũng là Tết chứ không phải hôm nay mới là Tết.

Cảm ơn mọi người đã dành thời gian, công sức, tiền mạng tiền pin để đọc những dòng tâm sự của em, cảm ơn tất cả mọi người rất rất nhiều. Hãy cùng phấn đấu vì một Việt Nam thịnh vượng và sánh vai với các cường quốc năm châu như lời dạy của Bác Hồ nha.


Đọc comment của bài trên Facebook Xem trên Facebook

Cùng chuyên mục Góp ý, nguyện vọng, đề xuất

#15015 23:11, 19/11/2024

Đang trong thời gian đăng ký môn của các bạn K28, mình thấy các bạn khá thắc mắc về việc đăng ký môn GDTC 2. Mình xin góp ý bổ sung cho các bạn để đăng ký chính xác hơn là: GDTC 1 các bạn học môn nào thì GDTC 2 các bạn bắt buộc đăng ký môn đó và... Xem thêm

#15011 23:11, 17/11/2024

Xin chào mọi người. Đêm nhạc kịch "Ơn" của khoa Kinh tế - Tài chính chưa kết thúc nhưng mình muốn bài này được duyệt ngay. Các bạn tổ chức tri ân cho thầy cô, vậy các bạn có đặt mình vào thầy cô lớn tuổi xem các tiết mục mặc đồ "phù hợp" của các bạn hay không? Các... Xem thêm

#14999 23:11, 15/11/2024

Em biết viết confession này cũng không thay đổi được gì, tại từ hồi mới đăng ký môn tới bây giờ, trường rất hay xếp ngày đăng ký môn trùng vô lịch học, đã vậy còn từ 9g - 16g, là ngay giờ sinh viên còn học trên lớp 😭. Em thật sự rất thắc mắc là tại sao á???,... Xem thêm

#14995 23:11, 13/11/2024

HKI của năm 3 sắp hết, và sau một quãng thời gian học thì em mong nhà trường thống nhất cách dạy của các giảng viên một số môn ở năm 2, ví dụ như môn Phương pháp nghiên cứu khoa học. Năm nay em vào năm 3, cũng bắt đầu vào các môn chuyên ngành, thì trước đó tụi... Xem thêm

#14992 22:11, 12/11/2024

Học môn Nghiệp vụ báo chí quốc tế nhưng phải làm từ điển để lấy điểm? Em chào mọi người, hiện em đang là sinh viên năm 3 và học kỳ này thì em có môn Nghiệp vụ báo chí quốc tế. Điểm quá trình của môn này bao gồm những cột điểm: chuyên cần, thuyết trình, dự án nhóm,... Xem thêm